5 CÁCH TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI VỚI NGUYÊN LIỆU TỰ LÀM

Mụn đầu đen luôn là vấn đề nan giải cho mọi loại da. Nó xuất phát từ việc bụi bẩn, ô nhiễm bám ở lỗ chân lông, cùng bã nhờn lâu ngày bị ôxy hóa tạo ra mụn đầu đen, thường tập trung xuất hiện nhiều ở mũi. 

Nếu không kịp chữa trị, mụn đầu đen sẽ gây ra các vấn đề sạm da và lỗ chân lông to. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự trị mụn đầu đen ở mũi và phòng ngừa chúng bằng những nguyên liệu tại gia cực kì đơn giản. Dưới đây Minh Đan chỉ bạn 5 cách trị mụn đầu đen ở mũi bạn có thể làm bất cứ lúc nào tại nhà:

  1. Xông hơi cho làn da:

Trước khi bắt đầu công việc trị mụn đầu đen ở mũi, việc bạn cần làm là phải mở lỗ chân lông để lấy đi nhân mụn và làm sạch bã nhờn dễ dàng hơn. Phương pháp tối ưu để làm lỗ chân lông giãn nở chính là xông hơi.

Cách làm: Cho nước nóng vào tô sau đó đập giập sả và nhỏ vài giọt chanh vào để tăng tính sát khuẩn khi xông hơi. Trùm khăn kín và để mặt khoảng cách 30cm. Xông trong khoảng 20 phút.

Xông hơi còn là phương pháp thanh lọc cho làn da khỏi bụi bẩn và bã nhờn.

  1. Tẩy tế bào chết bằng Baking Soda:

Nhắc đến mụn đầu đen, việc đầu tiên bạn cần quan tâm nhất để loại bỏ chính là tẩy tế bào chết. Phương pháp này sẽ tạo nên sự ma sát, lấy đi sợi bã nhờn và mụn đầu đen đồng thời kích thích cấu tạo tế bào da mới.

Baking Soda là một nguyên liệu chế biến bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các siêu thị. Việc sử dụng baking soda sẽ giúp cho làm khô mụn đầu đen. Khi massage nhân mụn sẽ từ từ bị cuốn ra ngoài.

Cách làm: Trộn 2 muỗng nhỏ bột baking soda vào nước khoáng cho hỗn hợp sệt. Đắp lên mũi và nhẹ nhàng massage đều. Chờ khô đi khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

  1. Tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch

Bột yến mạch không những có khả năng làm sáng da và còn có thể ngăn ngừa mụn. So với bột cám gạo thì yến mạch có phần an toàn, sạch sẽ và dễ sử dụng hơn. Để có được cách trị mụn đầu đen ở mũi tuyệt vời này, bạn nên kết hợp cùng với vài giọt mật ong và ya-ua không đường. Trong yaua có axit latic, là một hoạt chất rất tốt giúp da loại bỏ đi các tế bào chết ở da.

Cách làm: Bột yến mạch + 2 muỗng sữa chua + 1 muỗng mật ong. Trộn hỗn hợp và massage đều lên mũi, để khô từ 10-20 phút rồi rửa sạch với nước ấm

  1. Mặt nạ đất sét

Sau khi tẩy tế bào chết, bạn kết thúc quy trình trị mụn đầu đen ở mũi bằng cách đắp mặt nạ. Mặt nạ đất sét đặc biệt rất tốt cho làn da dầu lỗ chân lông to. Khi lựa chọn, bạn có thể sử dụng loại có chứa thành phần đất sét Bentonite. Đây là thành phần xuất phát từ tro núi lửa ở Trung Mỹ có khả năng hút sạch vì nó rất giàu khoáng chất và có khả năng hút sạch dầu thừa, khử độc tố ở da và đẩy lùi mụn. Vì vậy đối với làn da dầu tập trung nhiều bã nhờn và mụn đầu đen ở mũi, mặt nạ đất sét là sự lựa chọn tốt nhất.

Cách làm: Bạn có thể chọn bất kỳ loại đất sét nào tuỳ thích, bôi trực tiếp lên da vùng mũi hoặc trộn thêm một ít giấm táo để đất sét không bị quá đặc và mau khô. Để lên da khoảng 10-15 phút cho mặt nạ se lại và rửa sạch với nước ấm.

  1. Mặt nạ lòng trắng trứng

Loại mặt nạ thứ 2 vô cùng đơn giản trong những cách trị mụn đầu đen ở mũi chính là lòng trắng trứng. Tuy có mùi khó chịu khi đắp lên mũi nhưng không phủ nhận được sự hiệu quả bất ngờ của nó. Trong lòng trắng trứng giàu chất dinh dưỡng tốt cho da đồng thời làm khô đầu mụn rất nhanh. Trong lòng trắng còn có chất keo nên sau khi rửa sạch, mụn đầu đen sẽ bị kéo theo, giúp bạn dễ dàng loại bỏ.

Cách làm: tách lòng trắng trứng ra chén. Nếu thích bạn có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào. Trộn đều hỗn hợp và đắp lên mũi. Sau khi lớp thứ nhất khô lại, bạn tiếp tục đắp thêm lớp thứ 2. Tiếp tục lặp lại đến lần thứ 3, để mặt nạ khô hẳn rồi rửa sạch bằng nước ấm. Việc đắp nhiều lớp sẽ tăng hiệu quả hút sạch mụn đầu đen hơn là bạn chỉ làm một lần.

 

facebook
messenger
zalo
hotline